Thoái hóa cột sống là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa
Thoái hóa cột sống là một bệnh xương khớp mãn tính thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống người mắc. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh này có thể tiến triển thành nhiều dạng bệnh lý xương khớp nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này trong nội dung sau!
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là một thuật ngữ trong y khoa dùng để chỉ tình trạng viêm và tổn thương tại xương cột sống. Đây là một bệnh lý mãn tính có đặc trưng tiến triển chậm, tăng dần về mức độ biểu hiện qua triệu chứng và có tỷ lệ mắc cao trên nhiều đối tượng.
Tổn thương trong bệnh thoái hóa cột sống cơ bản là sự lão hóa của đĩa đệm và sụn khớp gây viêm, sưng, đau, làm biến dạng cột sống, hạn chế chức năng vận động xương khớp.
Trong bệnh thoái hóa cột sống phổ biến hơn cả là thoái hóa cột sống cổ (C5 C6 C7) và thoái hóa cột sống thắt lưng (L4 L5 hoặc L5 S1) do đây là những vị trí cột sống chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể nhất là mỗi khi vận động, di chuyển. Tùy vào vị trí mắc bệnh mà tổn thương cơ bản, triệu chứng hay mức độ ảnh hưởng của bệnh lý có những đặc trưng riêng.
Thoái hóa cột sống nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
● Thoát vị đĩa đệm
● Đau thần kinh tọa
● Tổn thương rễ thần kinh gây rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn đại tiểu tiện
● Biến dạng cột sống
● Chèn ép tủy sống gây yếu liệt cơ và các chi, thậm chí là gây tàn phế.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống có thể là kết quả của các yếu tố khách quan và chủ quan tác động. Trong đó, sự lão hóa tự nhiên do tuổi tác khiến cho cấu trúc xương suy yếu, sụn khớp giòn dễ vỡ, màng hoạt dịch bôi trơn sụn khớp không đủ nước… trong khi quá trình trao đổi chất, tưới máu và tăng sinh tế bào mới không còn tốt. Ngoài ra, một số yếu tố có tính chất đẩy nhanh quá trình gây bệnh này bao gồm:
● Người bệnh có tiền sử từng bị chấn thương nặng ở cột sống, đã từng phẫu thuật cột sống do nhiều nguyên nhân… thì khi về già dễ bị thoái hóa tại chính vùng tổn thương cũ.
●Lao động nặng nhọc: Khuân vác nặng, bê vác nhiều, xách nặng, gồng gánh bằng lưng, cúi khom người thường xuyên, xoay cổ mạnh, làm các động tác đột ngột lên vùng xương khớp… lâu ngày các áp lực này sẽ gây tổn thương tại sụn khớp, đĩa đệm.
●Tư thế sinh hoạt không khoa học: Dùng cột sống để làm đòn bẩy khi muốn khuân vác nặng, ngồi quá lâu ở một tư thế, ngồi vắt chéo chân, nằm nghiêng sang một bên thuận cả đêm không trở mình, xách nặng ở bên thuận… lâu dần gây ra những “thói quen” xấu ở xương khớp và gây ra những tổn thương âm thầm.
● Lười vận động: Nếu như vận động quá sức là một trong những nguyên do gây bệnh thì ít vận động cũng là yếu tố khiến xương khớp kém linh hoạt do quá trình tuần hoàn máu, trao đổi chất tới xương khớp bị suy giảm. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa trong tương lai nếu người bệnh cứ duy trì thói quen không tốt này.
● Ăn uống thiếu chất: Ăn nhiều đồ ăn nhanh, không ăn rau củ, uống nhiều nước ngọt, tiêu thụ nhiều đường, bia, rượu… có thể khiến cho cơ thể không nhận được đủ lượng vitamin, canxi, kali và magie cần thiết cho quá trình tái tạo sụn khớp, màng hoạt dịch mới. Khi xảy ra sự mất cân bằng giữa lượng tế bào mới được sinh ra và tế bào già cỗi chết đi thì sẽ dẫn tới việc lão hóa là điều tất yếu.
● Di truyền: Nhiều nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền trong gia đình có người mắc bệnh xương khớp cũng quyết định đến khả năng xương khớp bị thoái hóa ở thế hệ sau. Do đó không hiếm trường hợp mới sinh ra đã có hệ xương khớp lỏng lẻo hơn bình thường.
Triệu chứng thoái hóa cột sống
Như đã đề cập bên trên, về cơ bản trong bệnh thoái hóa cột sống cũng có những triệu chứng chung nhưng để người bệnh tiện theo dõi thì nội dung dưới đây sẽ đề cập tới từng dấu hiệu dựa trên 2 vị trí thường mắc bệnh nhất.
Thoái hóa cột sống thắt lưng
● Khó trở mình một cách linh hoạt nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Tình trạng này là do các khớp liên đốt sống ở vùng thắt lưng bị tổn thương và các tổ chức xung quanh bị co cứng. Dấu hiệu này đặc biệt rõ ràng vào những hôm thời tiết trở lạnh đột ngột hay nếu như đêm hôm trước người bệnh nằm ngủ quá lâu ở một tư thế mà không trở mình.
● Cơn đau khu trú ở cột sống: Tùy vào mức độ của tổn thương mà cơn đau có thể là âm ỉ dài ngày hoặc đau dữ dội cấp tính khiến người bệnh không thể hoạt động được. Khi nghỉ ngơi cơn đau thuyên giảm nhưng nếu vận động mạnh là tăng cấp độ đau. Không hiếm trường hợp có sự chèn ép ở rễ thần kinh tọa khiến cho người bệnh không thể cử động thân dưới.
● Lục khục cột sống khi vận động: Đôi khi người bệnh cảm giác co cứng cột sống sau đó muốn xoay vặn mình cho hết mỏi thì sẽ phát ra tiếng rắc rắc, lục khục ở xương. Tình trạng này là do sự thiếu hụt của chất bôi trơn các đầu sụn bao quanh đốt sống gây ra.
●Có tư thế giảm đau ở cột sống gây gù vẹo lưng: Trường hợp này là khi thoái hóa đã bước sang giai đoạn nặng, có thể quan sát rõ ràng bằng mắt tình trạng cột sống thắt lưng bị cong về phía bụng hoặc lệch sang bên giảm đau khi nhìn từ đằng sau lúc người bệnh ngồi trên xe máy hoặc nhìn nghiêng từ bên hông.
Thoái hóa cột sống cổ
●Đau khu trú hoặc lan tỏa tại vùng cổ vai gáy: Cơn đau xuất phát từ cột sống cổ bị tổn thương với cấp độ đau cấp tính hoặc âm ỉ dài ngày. Cơn đau tăng về cấp độ mỗi khi người bệnh cúi đầu, ngửa cổ, nghiêng đầu, xoay cổ, ho, hắt hơi, ngồi nhìn một điểm quá lâu, mỗi khi căng thẳng hay thời tiết trở lạnh đột ngột… Khi cấp độ tổn thương tăng lên có thể khiến người bệnh bị đau nhức toàn bộ vùng cổ, gáy, vai, cánh tay hoặc thậm chí là lên tới sau tai, sau đầu, cơn đau này rất đáng sợ vì nó cho cảm giác nhức nhối sâu trong xương.
●Cảm giác tê bì, kiến bò chạy dọc xuống cánh tay, các đầu ngón tay… khi có sự chèn ép tại dây thần kinh tương ứng.
●Trong trường hợp tổn thương và chèn ép nghiêm trọng, người bệnh có thể có triệu chứng ù tai, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, yếu cơ, khó cử động tay, co cứng cánh tay, giảm biên độ cử động.
Nhìn chung, thoái hóa cột sống là bệnh lý có tính chất tiến triển chậm do đó ở giai đoạn sớm người bệnh có thể chưa nhận ra những biểu hiện của bệnh. Nhưng một khi bệnh tiến triển nặng thì triệu chứng lại rất rõ ràng.
Trong thăm khám ngoài dựa trên các triệu chứng lâm sàng thì người bệnh sẽ cần phải tiến hành một số xét nghiệm hoặc chụp chiếu cần thiết để kiểm tra tình trạng tổn thương. Cụ thể là:
● X quang: Giúp kiểm tra tình trạng xương, đĩa đệm và sụn xem có sự tổn thương hay không.
●Cộng hưởng từ MRI: Hiển thị các tổn thương rõ ràng trên cấu trúc đĩa đệm, dây thần kinh, dây chằng…
Thoái hóa cột sống có chữa khỏi được không?
Như đã đề cập bên trên, bản thân thoái hóa cột sống là một bệnh lý mãn tính tiến triển chậm. Do đó, việc điều trị chỉ có thể hướng đến mục tiêu thuyên giảm triệu chứng, làm chậm tốc độ thoái hóa xương khớp đồng thời tháo gỡ sự chèn ép dây thần kinh (nếu có) để giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm hơn. Nói chung, càng chữa sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Nhưng một khi để bệnh tiến triển nặng thì rất khó điều trị và tốn nhiều thời gian hơn.
Dù có nhiều phương pháp chữa thoái hóa cột sống nhưng đa số trường hợp đều khuyến khích điều trị theo hướng bảo tồn an toàn, hạn chế khả năng phải phẫu thuật tốn kém lại nhiều rủi ro.
Phương pháp tốt nhất vẫn là điều trị đông y .